sologan

Listening / Tiếp tục tổng hợp tips tránh bẫy phần Listening

Ngày đăng: 2020-05-22
TOEIC Listening Part 3: Đoạn hội thoại ngắn (Short Conversation) theo format đề thi mới cực kỳ "khó nhằn” bởi đoạn audio khá dài lại có nhiều bẫy. Hãy cùng cô Thư học mẹo tránh bẫy TOEIC Part 3 trong bài viết dưới đây để đạt điểm cao phần nghe này nhé
 
Mức độ khó của TOEIC Part 3 cao hơn so với Part 1 và Part 2 đã khiến các bạn gặp khó khăn rất nhiều khi làm bài. Để tập trung nghe hết audio trong TOEIC Part 3 chúng ta hãy cùng nhau phân tích kỹ 4 bẫy sau nhé.
Bẫy 1: Lẫn lộn thông tin giữa các giọng đọc
Ví dụ:
 
 
 
1. Why is the woman calling?
(A) She wants to confirm her flight reservation
(B) She needs to reserve a seat
(C) She hasn't received her ticket yet.
(D) She should change her flight time
2. When will the woman leave for Boston?
(A) Today
(B) Tomorrow
(C) In 2 days
(D) In 7 days
3. What does the man offer to do?
(A) He will print out the ticket
(B) He will give her an alternative ticket.
(C) He will deliver the ticket in person.
(D) He will talk to his supervisor.
Bẫy: Trong đoạn hội thoại trên có một giọng nam và một giọng nữ. Tuy nhiên, đôi khi do tốc độ đọc nhanh mà người nghe rất dễ bị nhầm thông tin của 2 nhân vật khiến bạn gặp khó khăn trong việc chọn đáp án.
Mẹo tránh bẫy:
Bạn cần chú ý những điểm sau khi đọc đề:
  • Câu hỏi hỏi thông tin ở giọng đọc nào (người nam hay người nữ)
  • Những chi tiết nào lập đi lập lại ở đề (đó là những từ khóa hướng dẫn nghe tốt hơn)
  • Loại câu nào cần những thông tin nào để trả lời (tổng quát, chi tiết hay suy luận)
Bẫy 2: Dùng từ lặp lại nhưng với ngữ cảnh khác nhau
Ví dụ:
 
 
 
Tapescript:
The new store was scheduled to open today but there has been a delay. However, the doors will open to the public this Friday.
When will the new store open?
Bẫy: Từ được lặp lại ở trong ví dụ trên chính là từ khoá trong câu hỏi – “open”. Tuy nhiên có hai thời điểm được gắn với từ này là “today”  “this Friday”, vậy đâu mới là “chiếc chìa khoá vàng?”. Chính liên từ “but” đã làm đổi chiều ý của câu nói đầu tiên và phủ nhận “today” và đáp án thực sự là “this Friday”.
Đây là một bẫy phổ biến tiếp theo trong Part 3. Người ra đề dùng một “từ khoá” nhiều lần trong câu nhưng với ngữ cảnh khác nhau để “gây nhiễu”. Vì vậy chúng ta phải thật tỉnh táo để chọn lọc xem trong số những lần được sử dụng đó, “từ khoá” gắn với ngữ cảnh nào mới là “chiếc chìa khoá” cần tìm.
Mẹo tránh bẫy:
  • Bạn cần chú ý các liên từ “dấu hiệu” để đoán được hướng đi của ý người nói như từ tương phản (ngược chiều): “but”, “however”, “in contrast”,…; từ bổ sung ý (cùng chiều): “and”, “as well as”, “plus”,...
  • Chú ý nghe để nắm ý cả cả câu chứ KHÔNG bắt từ khoá riêng lẻ.
Bẫy 3: Khó phân biệt ý định của người nói là đồng ý hay từ chối
Ví dụ:
 
 
 
1. Where most likely are the speaker?
(A) In a hotel
(B) In a hospital
(C) At a travel agency
(D) In an accounting office
2. What is the woman worried about?
(A) They are shorthanded
(B) The supervisor is on vacation
(C) Susan is sick
(D) Her phone is out of order.
3. What does Ted say he will do?
(A) Prepare the appetizers
(B) Arrange the tables
(C) Supervise trainees
(D) Serve the guests
Tapescript:
W: Ted, we are understaffed today. Peter called in sick and Susan is on vacation. I really hope we have no trouble serving dozens of guests in the banquet hall this evening.
M: Don't worry, Jenny. I already asked the trainee chefs to help us out. They can help prepare the appetizers and desserts. By the way, could you supervise and support them?
W: No problem. I'm sure they will be helpful. Meanwhile, they will get hands-on experience and learn how things go in the kitchen.
M: You got a point there. I will be around the hall to set up the chairs and tables. If you need me, don't hesitate to call me on my cell phone. Keep up the good work.
Bẫy: Trong đoạn hội thoại trên có cụm “You got a point there”, có nghĩa là “bạn nói có lí”. Nếu không biết nghĩa của cụm này, người nghe sẽ khó xác định được là người nói đang tán thành hay phản đối ý kiến, gây khó khăn trong việc hiểu và chọn đáp án. Tuy nhiên, có thể nghe các câu sau để nắm được ý đồ của người nói.
Mẹo tránh bẫy:
  • Không nên chỉ nghe 1 vài từ mà đã vội chọn đáp án, cần nghe các câu xung quanh để hiểu nghĩa và tránh bị lừa.
  • Học thêm các cấu trúc thể hiện sự đồng tình hoặc phản đối: "We used to, but....", "I'd love to but I have to....", ...
Bẫy 4: Thông tin câu chi tiết xuất hiện trước và liên tiếp
Ví dụ:
 
 
 
1. Where does the woman probably work?
(A) At a grocery store
(B) At a convenience store
(C) At a restaurant
(D) At a school cafeteria
2. What does the man want to do?
(A) Book a table
(B) Reserve a flight
(C) Try ravioli with his wife
(D) Smoke a cigarette
3. What does the man ask the woman about?
(A) The directions to the eatery
(B) Today's special menu
(C) The business hours
(D) The price of ravioli
Bẫy: Nhiều người nhầm tưởng rằng thứ tự câu hỏi sẽ đi theo bài đọc. Tuy nhiên đó là 1 lỗi nghiêm trọng mà người nghe hay mắc phải. Trong thực tế bài thi sẽ cố tình đánh đố chúng ta bằng cách thông tin các câu chi tiết được đặt lên đầu, rất nhiều bài thông tin chi tiết của câu giữa xuất hiện ngay ở đầu bài, còn thông tin chi tiết cho câu cuối lại xuất hiện ở giữa bài.
Mẹo tránh bẫy:
  • Luôn luôn tập trung trả lời câu chi tiết trước.
  • Cố gắng nghe và nắm được nội dung của đoạn hội thoại
 
 




Question:
  • A

  • B

  • C

  • D

          
Similarly with Google+ Comments Counter:

FACEBOOK MS.ANH THƯ